Thông tin hầm đường bộ Hầm đường bộ Đèo Cả

Tổng chiều dài khoảng 13,5 Km, trong đó hầm xuyên núi Đèo Cả dài 4,1Km, xuyên núi Cổ Mã dài 500m, còn lại là đường dẫn và cầu trên tuyến (9Km).[2]

Hầm đường bộ được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-1997, có 2 trục hầm song song nhau, trong mỗi trục hầm thiết kế 2 làn xe, khoảng cách giữa hai trục hầm là 30m. Vận tốc thiết kế là 80Km/h, hầm có thể chịu được động đất cấp 7.

Kỹ thuật và tài chính

Dự án xây dựng Hầm đường bộ Đèo cả được Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phê duyệt đầu năm 2012 theo hình thức BOT và BT với tổng vốn đầu tư là 15.603 tỷ đồng (hơn mười lăm nghìn tỷ đồng), chủ đầu tư là Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả. Trong đó, kinh phí xây dựng hầm đèo Cả (đầu tư theo hình thức BOT) là 10.555 tỷ đồng, kinh phí xây dựng hầm Cổ Mã, đường dẫn và cầu trên tuyến (đầu tư theo hình thức BT) 4.509 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư 539 tỷ đồng (phần vốn ngân sách nhà nước).[1]

Ông Lê Quỳnh Mai - phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Đèo Cả cho biết, Dự án hầm đèo Cả do Nhật Bản thiết kế, chủ đầu tư là doanh nghiệp VN, sử dụng nguồn vốn vay trong nước, được thi công theo công nghệ làm hầm NATM của Áo, nhưng do ba nhà thầu của VN đảm nhiệm; tư vấn giám sát ban đầu cũng là Nhật, nhưng đến nay thì chỉ còn một số chuyên gia, còn đa số là người VN.[3]

Tái định cư

Về khu tái định cư, sẽ có 2 khu thuộc hai tỉnh Phú YênKhánh Hòa. Khu tái định cư phía Phú Yên sẽ được xây dựng với kinh phí khoảng 120 tỷ đồng trên 8,5 ha, phục vụ cho 156 hộ dân bị ảnh hưởng. Còn ở phía Khánh Hòa, khu tái định cư sẽ nằm ở xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh phục vụ cho gần 200 hộ dân.[1]